HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ THIỀN

Ngày nay khi Thiền trở thành một trào lưu được nhiều người quan tâm. Những thông tin truyền thông, khoá học, trung tâm nghỉ dưỡng,... và các dịch vụ liên quan xuất hiện mới mỗi ngày. Chúng ta cần có tư duy đúng đắn để không bị cuốn vào vòng xoáy của những hiểu biết sai lầm.
SAI LẦM VỀ THIỀN

Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

Hiện tại có nhiều loại Thiền khác nhau trên thế giới và được nhiều người áp dụng thực hành. Như Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Trăng, thiền zen, thiền mantra, thiền chakra,… Và phân nhánh liên tục, để liệt kê ra thì con số cũng hơn hàng ngàn. Song hành cùng với đó là những lời quảng cáo hấp dẫn và sự thôi thúc mãnh liệt. Khiến cho nhiều người muốn trải nghiệm. Những bài báo, sách, video liên quan góp phần tạo ra những hiểu biết sai lầm về Thiền. Nên hôm nay tôi muốn chia sẻ những góc nhìn khác. Để từ đó các bạn có thể cân nhắc lựa chọn trải nghiệm phù hợp với bản thân.

 

ĐỊNH NGHĨA

 

Để tránh những hiểu lầm và tranh cãi không cần thiết. Tôi làm rõ vấn đề, trong khuôn khổ bài viết này. Tôi đang nhắc đến Thiền như là: “một trạng thái thực hành giữ tâm tỉnh táo, tập trung nhận biết được thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là. Nhận thức rõ mình là ai, mình ở đâu. Từ đó đạt được trạng thái an lạc trong tâm hồn và gia tăng tình yêu thương”. Bài viết này không nói về bất kỳ một hình thức cụ thể nào.

Với định nghĩa như trên, chúng ta sẽ thấy. Thiền là một thực hành cổ xưa vượt qua ranh giới của văn hoá và tôn giáo. Thiền có một hành trình kỳ diệu trải dài qua nhiều nền văn minh khác nhau. Như thực hành Thiền ở Ấn Độ giáo, Thiền của Phật Giáo, Thiền của Đạo giáo Trung Quốc, tĩnh tâm trong Kitô Giáo, Dhikr của Hồi Giáo, Hitbodedut của Do Thái Giáo,…

NGUỒN GỐC CỦA THIỀN

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định nguồn gốc của Thiền một cách rõ ràng. Nhưng những văn bản của kinh Vệ Đà (Rigveda). Có niên đại từ 1.500 – 1.200 năm TCN đã chứng minh Thiền có một lịch sử phát triển lâu đời.

Vì không bàn đến một hình thức Thiền cụ thể. Vậy nên ngay cả phương pháp suy ngẫm của những triết gia Hy Lạp cổ đại như Pytagoras, Plato. Cũng được xem là mang dấu ấn của Thiền trong bài viết này.

TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THIỀN

Với lịch sử lâu đời và sự phát triển nở rộ hiện nay. Không khó nhận ra Thiền có một sức hấp dẫn rất lớn với công chúng. Nhiều bài báo khoa học đã được đưa ra để nói về lợi ích của Thiền. Như tăng cường nhận thức cơ thể, giảm đau, giảm căng thẳng, lo âu. Tăng sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ tim mạch, tâm thần,…

Tuy nhiên song hành cùng sự phát triển nở rộ của Thiền là sự thương mại hoá. Các khoá học, sách, chuyên đề liên quan đến Thiền nở rộ như một ma trận. Điều này khiến những người quan tâm không biết phương pháp nào là đúng đắn. Cũng từ đây những hiểu biết sai lầm về Thiền hình thành.

Các cơ sở thiền định, dịch vụ spa, dụng cụ hỗ trợ, khu du lịch,… Xuất hiện như một ngành công nghiệp Thiền. Cung cấp đầy đủ trải nghiệm đến người dùng.

HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ THIỀN

Vì vậy với những kiến thức hiện có và quan điểm cá nhân. Tôi xin đề cập tới những ngộ nhận sai lầm về Thiền, cũng như những phương pháp thực hành thiếu khoa học.

SAI LẦM THỨ NHẤT

Ai cũng là vai chính trong cuộc đời của mình, đã là vai chính thì cần có hào quang rực rỡ. Nên sai lầm đầu tiên ở chỗ mọi người luôn muốn tìm chén thánh. Mọi người luôn muốn tìm được người thầy giỏi nhất, phương pháp hay nhất hoặc ít ra là tốt nhất dành cho mình. Tuy nhiên trên đời này không có thứ gọi là tốt nhất, nếu như nó tồn tại thì những điều khác chắc chắn sẽ bị đào thải. Cái chúng ta cần chỉ là phương pháp phù hợp nhất với chúng ta trong mỗi giai đoạn hoặc mỗi nhu cầu. Nhưng việc tìm được phương pháp phù hợp không phải dựa vào quảng cáo hay sự đảm bảo của người khác. Chúng ta phải tự mình trải nghiệm.

GIẢI QUYẾT SAI LẦM THỨ NHẤT

Cách giải quyết sai lầm thứ nhất này rất đơn giản. Chúng ta nên có kiến thức nền tảng đúng đắn về giải phẫu và sinh lý của cơ thể người. Hoặc biết những phương pháp nghiên cứu mang tính logic, khoa học. Khi đó hành trình thử và sai của chúng ta có thể ngắn hơn những người khác. Ngoài ra với những phương pháp có nguồn gốc tôn giáo. Chúng ta cũng nên truy về căn nguyên của tôn giáo đó và tìm hiểu rộng ra. Ta không nên đi tìm một vị thầy nổi tiếng với mong muốn học được những thứ tốt nhất. Khi chúng ta là giáo viên chúng ta cũng không thể dạy đứa trẻ lớp một toán học cao cấp. Kiến thức sẽ đến khi bạn đủ năng lực tiếp nhận.

Ví dụ điển hình là có những phương pháp yêu cầu thiền sinh phải hít thở dồn dập bằng bụng để nhanh tiến vào trạng thái định. Nhưng về cơ chế hoạt động của não bộ đây là một phương pháp phản khoa học. Bởi vì để cơ thể tiến vào trạng thái định bạn cần kích hoạt trạng thái đối giao cảm. Việc hít thở dồn dập và chú ý quá nhiều vào vùng bụng sẽ kích hoạt trạng thái giao cảm. Nếu dùng phương pháp này ở giai đoạn khởi động trước khi thiền và kết hợp một số phương pháp khác để chuyển tiếp thì có thể được.

SAI LẦM THỨ HAI

Tin vào những lời quảng cáo về cảnh giới, thần thông hay trải nghiệm tâm linh vi diệu nào đó. Tôi không nói rằng những điều này không có thật. Nhưng tôi đang nói về vấn đề tư duy. Những trải nghiệm và năng lực đó có phải là cần thiết và bắt buộc phải có trong cuộc sống của bạn hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn có thể chạy theo những lời mời gọi đó. Nếu câu trả lời là không thì chúng ta phải đặt lên bàn cân để so sánh. Cái giá phải trả cho những trải nghiệm này là gì? Rủi ro dài hạn đi kèm là gì?

GIẢI QUYẾT SAI LẦM THỨ HAI

Khi so sánh, cân nhắc được mất, nếu bạn không muốn rủi ro cao. Bạn có thể tìm đến những giải pháp thay thế chậm mà chắc và an toàn hơn. Như tham dự những thánh lễ của các tôn giáo chính thống mang tính nhân văn cao. Tĩnh tâm suy ngẫm, cầu nguyện, kết nối với thiên nhiên hoặc Thiền hơi thở đơn giản. khi thực hành đủ lâu với sự yêu thích, và tin tưởng từ tận đáy lòng không vì bất kỳ điều gì khác. Bạn sẽ cảm nhận được con người khác của mình. Từ đó cũng hạn chế những sai lầm trong Thiền.

SAI LẦM THỨ BA

Mong muốn khai mở Luân Xa. Tôi không hiểu vô tình hay cố ý mà thuật ngữ mở Luân Xa tại Việt Nam rất phát triển. Từ đó có đủ phương pháp hỗ trợ từ những vị thầy khác nhau để mở Luân Xa cho học viên. Tôi cũng đã từng trải nghiệm nhiều lần phương pháp này trong hơn 15 năm qua.

Đây không phải là tiết học, nên tôi xin phép không trình bày cơ chế hoạt động cũng như ý nghĩa của từng loại Luân Xa. Nhưng bạn có thể hiểu rằng, một cái cây còn nhỏ. Nếu bị thúc ép nở hoa và ra quả trĩu cành thì chịu không nổi.

Mỗi Luân Xa sẽ đại diện cho những vấn đề khác nhau của cơ thể. Vì vậy nó cần phát triển song hành cùng với chính bản thân bạn. năng lực bạn bao nhiêu thì kích hoạt tính chất của Luân Xa bấy nhiêu. Không có cái gọi là mở Luân Xa. Bất cứ hoạt động hưng phấn hoặc ức chế quá mức ở những khu vực này đều sẽ gây ra ảnh hưởng nặng về sức khoẻ vật lý và tinh thần của bạn.

GIẢI QUYẾT SAI LẦM THỨ BA

Khi hiểu được điều này thì thay vì tìm kiếm phương pháp khai mở Luân Xa, bạn nên tự mình nỗ lực phát triển bản thân cả về sức khoẻ vật lý lẫn sức khoẻ tinh thần.

Hoặc bạn có thể học những khoá học cơ bản về Luân Xa để hiểu đặc trưng của từng loại. Ảnh hưởng tới bốn thể và phương pháp thực hành hợp lý bằng lối sống. Không chỉ dừng lại ở mức kích hoạt năng lượng từ Thiền.

SAI LẦM THỨ TƯ

Đây cũng là một sai lầm phổ biến với đa số mọi người. Bạn sẽ chỉ nghe và nhớ trong đầu những lợi ích và tác động tích cực của Thiền. Đến mức thần thánh hoá những trải nghiệm liên quan mà quên đi rủi ro. Những báo cáo nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra. Việc thực hành Thiền không phải luôn phù hợp với tất cả mọi người. Và thực hành không đúng phương pháp có thể gây ra nhiều vấn đề. Như căng thẳng tăng cao, rối loạn lo âu, tăng cường triệu chứng bệnh mãn tính, tâm thần phân liệt,…

GIẢI QUYẾT SAI LẦM THỨ TƯ

Bạn có thể tìm hiểu thêm những bài báo khoa học nghiên cứu về tác hại của việc Thiền sai phương pháp. Những tác động đến sức khoẻ và tinh thần. Từ đó hiểu rõ hơn hệ quả từ những lựa chọn của bản thân. Link tham khảo sẽ được đặt dưới bài viết.

Với những nội dung như trên hy vọng sẽ mang lại cái nhìn khác về Thiền. Giúp bạn tỉnh táo cân nhắc trước những nội dung quảng cáo mà bản thân tiếp xúc. Ngoài ra tôi cũng có những giải pháp đề xuất thay thế nâng cao trải nghiệm tâm linh. Nhưng vẫn tỉnh táo về mặt tinh thần và lành mạnh về thể chất. Như những hoạt động cầu nguyện, chép kinh, sám hối, kết nối thiên nhiên, chơi nhạc cụ… Hoặc nếu bạn cảm thấy Thiền phù hợp với bản thân nhưng chưa tìm được người thầy phù hợp. Vậy thì bạn chỉ cần ngồi thiền với thời gian mình thoải mái và chú tâm vào hơi thở. Việc này cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo, thư giãn. Ít phạm phải sai lầm trong kỹ thuật thiền so với những phương pháp khác.

LƯU Ý

Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chủ đề: https://tranlyna.com/hoi-dap-lyna/

Hoặc các bài viết khác tại blog.

Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: https://www.canva.com/

Thông tin bệnh lý của bài viết có tham khảo dữ liệu từ: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/

Để lại một bình luận