“Bạn không có một linh hồn, bạn là linh hồn, và có một cơ thể.”
ĐÊM CUỐI CỦA ĐƯỜNG TĂNG
Đường Tăng của nhà văn Trương Quốc Dũng. Là một câu chuyện gây chấn động trong giới Tăng Ni Phật tử năm 1994.
Tác phẩm đã để lại nhiều câu hỏi sâu sắc về bản chất của sự giác ngộ cho mọi tầng lớp. Trong cùng năm đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện cực ngắn do hội nhà văn tổ chức.
Tác phẩm này đã khắc họa một cách tinh tế và đầy ám ảnh cuộc hành trình cuối cùng của Đường Tăng trong Tây Du Ký. Sự day dứt, mâu thuẫn giữa tâm linh và bản chất con người, đã khiến câu chuyện trở thành một biểu tượng cho sự đấu tranh nội tâm sâu sắc.
ĐƯỜNG TĂNG LÀ AI?
TIỂU SỬ GIA ĐÌNH
Đường tăng tên thật là Trần Huy (陳禕) thường được gọi là Huyền Trang (玄奘) hoặc Huyền Tráng. Giới tăng sĩ hay gọi ông là Đường Tam Tạng. Vì ông tinh thông cả tam tạng kinh điển trong Phật giáo. Ông sinh khoảng năm 600 hoặc 602 đời Tuỳ, tại Lạc Châu, huyện Câu Thị, tỉnh Hà Nam.
Gia đình ông có truyền thống quan lại. Đến thời cha ông là trần huệ thì dốc tâm vào nho học, khước từ làm quan. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, được thân phụ chỉ dạy nghi thức nho giáo. Năm ông lên 5 tuổi thì mồ côi mẹ. Năm lên 10 tuổi cha cũng qua đời sau cơn bạo bệnh. Từ đó ông sống trong khổ cực, tủi nhục. Năm 13 tuổi ông xin xuất gia.
HÀNH TRÌNH TÂM LINH
Vốn thông minh hiếu học, sư nhanh chóng thông thạo triết lý Phật giáo. Càng về sau tên tuổi sư lưu danh càng nhiều nơi.
Năm 618 nhà đường thành lập. Huyền trang rời lạc dương đến trường an. Sư dành thời gian thỉnh giáo nhiều thánh tăng và nhận ra nhiều mâu thuẫn. Từ đây sư nảy sinh hoài nghi. Nên quyết định tây du sang Thiên Trúc chiêm bái Phật tích và tìm hiểu Phật pháp.
Khi đi sư cỡi một con ngựa già. Đi suốt 17 năm gồm 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm ở lại du học. Tính ra sư đi trên năm vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn nhỏ.
Khi về sư mang theo:
150 xá lợi tử
2 tượng phật gỗ đàn tô ngân
3 tượng phật đàn hương
657 bộ kinh chia làm 520 hiệp.
Cùng nhiều bảo vật khác, phải dùng voi, lạc đà và 24 con ngựa để chở.
TRỞ NGẠI TRÊN HÀNH TRÌNH
Trên đường đi không có yêu tinh ngăn trở. Nhưng có những bộ lạc thích ăn thịt người. Có thời điểm sư nhịn khát hơn bảy ngày ở sa mạc, không một bóng người qua lại. Ý chí sắt đá chỉ duy trì vì lời phát nguyện trước đây: “trước kia, đã thề nếu qua không đến Ấn Độ, quyết không trở về Đông một bước. Nay ta thà đi về hướng Tây mà chết, chớ lẽ nào đi về Đông để sống hèn.
Hơn 1.300 năm trước đây dám một người một ngựa vượt suối trèo non băng qua sa mạc, rừng sâu. Trần Hyền Trang quả là nhà du thám vĩ đại trong lịch sử. Trong thời gian lưu trú tại Ấn Độ. Thầy ở lại của Na Lan Đà, học đạo sáu năm. Tất cả kinh điển Phật giáo, Vệ Đà, sách y, thiên văn, địa lý,… đều tập trung tại chùa này. Do pháp sư Giới Hiền chủ trì. Có hơn 10.000 tín đồ theo học đạo.
Ông trở thành một trong ba người học trò giỏi nhất. Theo sách khảo cứu pháp văn. Chẳng những là một nhà sư đạo đức. Huyền Trang còn là nhà sử học uyên bác, du thám kỳ tài, địa lý học tài năng, ngôn ngữ học xuất chúng, phiên dịch giỏi không ai bằng.
PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO
Năm 645 khi trở về vinh quang, nhà vua đã khâm phục và hỗ trợ sư xây cất chùa. Thành lập ban dịch thuật do chính nhà vua chọn lọc. Mục tiêu dịch hơn 600 kinh sách được mang về Trung Quốc.
Sư đã viết Đại Đường Tây Vực Ký. Để lại nguồn dữ liệu vô song về địa lý, xã hội và tập quán của Trung Á và Ấn Độ trong thế kỷ thứ bảy. Ký sự chính xác đến mức. Thế kỷ 19, 20 nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Stein đã tham khảo như tập sách hướng dẫn nhằm tìm và xác định những vị trí bị lãng quên trong nhiều thế kỷ.
CUỐI ĐỜI
Ông đã trở thành tu sĩ tiếng tăm nhất tại vùng Đông Á trong thế hệ đó. Đệ tử của ông kéo dài khắp Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Nhiều tăng sĩ Ấn Độ, Trung Á đến bày tỏ lòng hâm mộ.
Trưa ngày 05/02/664, sư qua đời tại chùa Ngọc Hoa vì bệnh tật và già yếu. Sư thọ 62 tuổi. Ngày 14/04 thi hài được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Sư được sùng bái ngưỡng mộ như một vị thánh tăng có một không hai trong lịch sử.
ĐƯỜNG TĂNG TÂY DU KÝ
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Nhân vật chính là Đường Tăng được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Hành trình thỉnh kinh trong truyện kể về ông cùng bốn đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và Bạch Long Mã.
Kiếp trước của ông là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai. Do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt xuống trần tu 10 kiếp. Trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Phần sau của câu chuyện thì hầu hết chúng ta đều đã biết. Đây chỉ là một tác phẩm hư cấu dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân. Không phải là câu chuyện có thật.
ĐƯỜNG TĂNG – TRƯƠNG QUỐC DŨNG
Trong bài viết này. Các bạn niên hiểu rằng Đường Tăng trong tác phẩm của Trương Quốc Dũng lấy cảm hứng từ nhân vật Đường Huyền Trang trong Tây Du Ký. Không phải là vị thánh tăng nổi tiếng trong lịch sử.
TIẾNG NÓI NỘI TÂM
Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến như lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Tôi tự hỏi : tại sao đường tăng lại “day dứt” khi sắp thành phật? Điều gì khiến ông trăn trở trong đêm cuối cùng trước khi từ bỏ kiếp người? Vì sao suốt đời đường tăng khao khát thành phật. Nhưng khi sắp đạt được ước nguyện, ông lại thấy “day dứt”. Có điều gì ẩn khuất ở đây chăng?
DAY DỨT TỘI LỖI
Nhiều ngày nay, thân thể đường tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Đoạn văn này đã khắc họa chân thực sự giằng xé nội tâm của Đường Tăng thông qua những hình ảnh tương phản: thân xác rã rời nhưng tâm linh lại níu kéo. Lý trí muốn thành phật nhưng tình cảm lại day dứt về quá khứ. Sự đối lập này cho thấy nội tâm của Đường Tăng đầy mâu thuẫn. Ông không phải là một vị thánh nhân siêu phàm mà là một con người với đầy đủ những cảm xúc, những mâu thuẫn nội tâm.
Nỗi đau đớn của Đường Tăng bắt nguồn từ sự nhận thức muộn màng về bản ngã. Về những giá trị đích thực của cuộc sống. Ông đã đánh đổi tình thân, quên lãng cội nguồn để chạy theo lý tưởng thành Phật, nhưng đến cuối cùng lại nhận ra sự trống rỗng, vô nghĩa. Ông theo đuổi lý tưởng cứu nhân độ thế. Nhưng quên đi chữ hiếu chữ tình để đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
NHÌN THẲNG VÀO ĐẠO ĐỨC BẢN THÂN
Chặng đường dài tới đất phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé. Đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả.
Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới phật đài. Nhiều lần đường tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Đoạn văn này là bước ngoặt quan trọng trong diễn biến tâm lý của nhân vật. Sự thức tỉnh muộn màng của Đường Tăng khiến ông phải đối diện với bi kịch của chính mình: đánh mất bản ngã con người để chạy theo lý tưởng.
Bấy lâu nay ông được ca ngợi là người từ bi giàu lòng thương xót. Nhưng giờ phút này ông nhận ra lòng thương ấy không đơn thuần là sự đồng cảm chân thành. Mà là bậc thang để ông tiến đến mục tiêu thành Phật, mục tiêu giác ngộ.
Chỉ đến khi đứng trước ngưỡng cửa thành Phật. Đường Tăng mới bàng hoàng nhận ra sự thật chân lý không nằm ở những lý tưởng cao siêu, xa vời. Mà ở chính trong cuộc sống đời thường, trong tình yêu thương chân thành giữa con người với con người.
Khi gặp người khó khăn. Ông không thật sự muốn giúp đỡ vì chính lương tri và trách nhiệm của một con người. Ông giúp đỡ vì tính toán mình có bao nhiêu công đức. Mình sẽ được bao nhiêu phước báu để nhanh chóng thành Phật.
CÚ ĐÁNH CỦA NGỘ KHÔNG
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành phật hay ma?
Đường tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường tăng thở hắt: “không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa”. Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng ngộ không: “xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người
Đường tăng rùng mình khi giọng ngộ không quá u uất. “con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa”.
Câu nói của Ngộ Không là một lời khẳng định về giá trị của kiếp người. Đối với Ngộ Không, được làm người là một đặc ân. Là điều đáng quý hơn cả thần thánh, yêu ma. Ngộ Không “xót xa” cho Đường Tăng bởi ông đã từ bỏ kiếp người. Từ bỏ những giá trị chân thực để chạy theo một “hồn phách khác” xa vời.
Câu nói của Ngộ Không cũng là một lời cảnh tỉnh cho Đường Tăng, Khiến ông phải nhìn lại bản thân, nhìn lại con đường mình đã chọn.
QUAN ĐIỂM CỦA BÁT GIỚI – SA TĂNG
Bát Giới cười khẽ: “làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc”.
Sa Tăng an ủi: “thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm”.
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: “ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người”.
Bát Giới đại diện cho sự hưởng thụ và thiển cận. Chỉ quan tâm đến chốn hoan lạc mới. Với Bát Giới tu tập đến chốn thần tiên cũng chỉ vì cuộc sống sung sướng, hưởng lạc.
Sa Tăng với niềm tin tuyệt đối vào sự khai sáng thông qua việc thành Phật. Tin rằng họ sẽ mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Tuy nhiên, Đường Tăng lại nhận ra sự mâu thuẫn trong niềm tin ấy. Làm sao những kẻ không còn là người có thể đồng cảm với con người. Huống gì bàn đến chuyện khai sáng chúng sanh?
Sự mù quáng của sa tăng càng khiến Đường Tăng đau đớn. Bởi ông nhận ra mình đã đẩy các đồ đệ vào con đường hoang tưởng, xa rời bản chất thật.
ĐOẠN KẾT
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: “thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi”.
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
Tôi suy ngẫm rất nhiều về việc Đường Tăng chuẩn bị trút bỏ “kiếp người” để trở thành Phật. Với tôi, kiếp người không chỉ đơn thuần là một trạng thái sinh tồn. Mà còn là nơi chứa đựng tất cả cảm xúc, đau khổ và niềm vui mà con người trải qua.
Tâm lý phức tạp của Đường Tăng trong đêm cuối cùng của hành trình thỉnh kinh mang lại nhiều suy nghĩ sâu sắc về bản chất của giác ngộ, sự thay đổi trong bản chất con người.
Tôi sẽ tự hỏi: liệu từ bỏ kiếp người có nghĩa là từ bỏ những trải nghiệm quý giá này? Và để thực hành phát triển tâm linh đúng với bản chất tự mỗi con người thì chúng ta nên đi con đường thế nào cho đúng?
LƯU Ý
Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.
Link nghe podcast: https://www.youtube.com/watch?v=hTdJlQ64UsE
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài review sách khác tại: https://tranlyna.com/review-sach/
Hoặc các bài viết thuộc chủ đề khác tại blog.
Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com