HÀNH TRÌNH TÂM LINH CỦA LÃO TỬ

Khi bước vào ranh giới giữa thực và ảo. Tôi đã gặp được Lão Tử. Ông giảng cho tôi nghe về đạo và sự buông bỏ. Điều này đã giúp khai mở phần nào sự u mê trong tôi.
HÀNH TRÌNH TÂM LINH

“Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả”

_ Lão Tử _

GIẤC MƠ CÙNG LÃO TỬ

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ BUÔNG BỎ VÀ TÌM KIẾM CHÂN LÝ

LÃO TỬ Đêm hôm ấy, khi dần chìm vào giấc ngủ. Tôi không chỉ đơn thuần lạc vào thế giới của những giấc mơ. Mà đã bước vào một không gian lạ kỳ. Nơi quá khứ và hiện tại hòa quyện. Nơi tôi gặp được Lão Tử.

Ông đứng đó, trong ánh trăng mờ ảo. Với đôi mắt sâu thẳm như chứa đựng toàn bộ trí tuệ của vũ trụ. Ông chỉ lặng lẽ nhìn và nhận thấy sự bối rối trong tâm trí tôi. Ông giảng cho tôi nghe về đạo và sự buông bỏ. Điều này đã giúp khai mở phần nào sự u mê trong tôi.

Chính động lực đó đã khiến tôi tìm hiểu về cuộc đời của Lão Tử. Giờ đây khi viết những dòng chữ này. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những gì mà tôi tìm hiểu được.

TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN SỬ

Cuộc đời của Lão Tử gắn liền với nhiều truyền thuyết không có cách nào chứng thực. Theo Sử Ký Tư Mã Thiên. Lão Tử là người làng Khúc Nhân, Hưng Lê, Huyện Khổ, Nước Sở. Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thuỵ là Đam.

Theo truyền thuyết, nguyên căn của ông là một trong ba vị Tam Thanh. Ông có một kiếp giáng trần, thân mẫu của ông nơi trần gian là Ngọc Nữ. Nàng là một nữ tử xinh đẹp. Khi vừa tròn mười tám tuổi, Vào một đêm trăng sáng. Nàng bỗng ngửi thấy mùi hương thơm ngào ngạt của cây Lý. Ngọc Nữ tiến lên hái một quả để ăn.

Từ lúc đó, bụng nàng cứ thế lớn dần. Người đời dèm pha con gái không chồng mà chửa. Nhưng cha mẹ nàng một mực tin tưởng con gái mình nết na, đoan chính. Thời gian cứ thế trôi qua, Không còn ai dị nghị chuyện của nàng. Thay vào đó là sự thêu dệt về cái thai đặc biệt mà nàng đang mang.

Tám mươi mốt năm sau. Khi nàng Ngọc Nữ đã thành một lão bà chín mươi chín tuổi. Vào một đêm trăng rằm tháng hai. Bà cũng ra vườn ngắm trăng như thói quen xưa nay. Đột nhiên cảm thấy trong người có gì đó chuyển động. Rồi từ nách của bà, một đốm sáng bay ra ngoài.

Đốm sáng đó lớn dần và thị hiện thành một đứa bé. Vừa xuất hiện, đứa bé liền cao lớn và trở thành một ông lão râu tóc bạc phơ. Tai dài to như tiên ông do đã trải qua tám mươi mốt năm được mang thai. Ông Lão ấy tay chỉ về phía cây Lý và nói đó là họ của mình.

DIỄN BIẾN NỘI TÂM CỦA MỘT VỊ QUAN

Ông là một vị sử quan, giữ văn khố của nhà Chu. Từ đây ông có thể tiếp cận với nguồn tài liệu quý giá khó tìm. Ông nghiêm túc với công việc, mang trong mình hoài bão phục vụ triều đình. Thông qua đó đề xuất cải cách, giúp xã hội phát triển. Thế nhưng, càng tiến sâu vào cuộc sống quyền quý. Ông càng nhận ra sự giả dối và vô nghĩa.

Tại triều đình, ông chứng kiến những cuộc đấu đá chính trị không hồi kết. Nơi mà tham vọng cá nhân, sự tranh giành và quyền lực lấn át lòng nhân ái. Các quan lại không tìm kiếm sự thật hay công lý. Mà chỉ quan tâm đến việc bảo vệ địa vị của mình. Những giá trị mà ông từng tin tưởng dần trở nên mờ nhạt.

BỐI CẢNH THỜI ĐẠI

Mỗi ngày, những cuộc tranh luận vô nghĩa. Những quyết định mang tính lợi ích cá nhân chốn quan trường. Khiến ông cảm thấy mình như con rối trong một trò chơi lớn. Ông bắt đầu tự hỏi: “Liệu đây có phải là ý nghĩa thật sự của cuộc sống? Liệu những thứ này có mang lại sự bình an cho tâm hồn ta?” Những câu hỏi ấy dần dần trở thành nỗi ám ảnh. Khiến ông cảm thấy trống rỗng giữa đám đông quyền quý.

Cũng giống như các nhà triết học đương thời, tư tưởng của Lão Tử được hình thành và phát triển trong giai đoạn lịch sử biến động. Sự biến động này đã sinh ra hàng trăm nhà tư tưởng, được chia thành 11 trường phái cơ bản. Mục tiêu là cải tạo xã hội loạn lạc thành thịnh trị. Đối tượng để đạt được mục đích là lý giải về con người.

KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH BUÔNG BỎ

Trong một đêm dài không ngủ, khi ánh trăng mờ nhạt xuyên qua thư phòng. Lão Tử ngước mắt nhìn vô định. Ông tự vấn chính mình: Nếu như cuộc đời này chỉ là một chuỗi những dối trá và hư danh. Thì ta đang theo đuổi điều gì? Nếu mục tiêu cuối cùng chỉ là quyền lực. Thì ta có thực sự đạt được điều gì đáng giá hay không?

Câu trả lời dường như luôn hiện hữu, đó chính là chân lý: tất cả những gì ông đang theo đuổi đều là những ảo ảnh. Quyền lực, danh vọng, sự tôn kính của người đời. Tất cả đều trôi qua theo thời gian như cát bụi. Mọi thứ đều vô thường, và chẳng có gì mang lại sự vĩnh hằng hay ý nghĩa thực sự cho cuộc đời ông.

Không có sự đấu tranh hay kháng cự, chỉ là sự thức tỉnh của một tâm trí đã quá mệt mỏi với hư ảo thế gian. Ông nhận ra rằng, chân lý không thể tìm thấy trong những cuộc đối thoại sáo rỗng của triều đình. Đã đến lúc từ bỏ.

HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CHÂN LÝ

Khi Lão Tử quyết định từ bỏ chức vị, ông không nói lời tạm biệt. Chỉ lặng lẽ thu xếp hành lý, mang theo vài cuốn sách và rời khỏi cung đình mà không ai hay biết. Người ta đồn rằng, ông đi về phía tây. Băng qua nước Tần, rồi biến mất ở Sa Mạc rộng lớn. Nơi mà sự tĩnh lặng của thiên nhiên có thể cho ông câu trả lời mà ông khao khát.

Điều khiến Lão Tử khác biệt so với những người khác chính là khả năng lắng nghe tiếng nói nội tâm. Ông hiểu rằng, để tìm kiếm chân lý. Con người phải học cách rời xa thế giới vật chất và những ràng buộc xã hội. Chỉ trong sự tĩnh lặng, khi tâm trí không còn bị phân tâm bởi tham vọng và quyền lực. Ông mới có thể cảm nhận được nhịp điệu tự nhiên của vũ trụ.

Giữa núi rừng bao la, ông cảm nhận được sự nhỏ bé của bản thân trước thiên nhiên hùng vĩ. Chính ở đây, ông bắt đầu hiểu về Đạo. Một nguyên lý vận hành vô hình nhưng mạnh mẽ, bao trùm mọi vật trong vũ trụ. Đạo không phải là một thứ có thể được nắm bắt. Mà là sự hòa hợp tự nhiên, là dòng chảy vô tận của mọi sự vật hiện tượng.

ĐẠO LÀ GÌ

Xoay quanh cuộc đời ông là vô vàn những truyền thuyết. Ngay cả tác phẩm “Đạo Đức Kinh” cũng có nhiều tranh cãi. Nên những diễn giải của người đời sau về học thuyết của ông cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Dựa trên ngộ tính và trải nghiệm của mỗi người.

Chữ “Đạo” là một danh từ triết học, chính trị học, xã hội học. Được sử dụng rộng rãi từ trước thời của Lão Tử. “Đạo” vốn có nghĩa ban đầu là “con đường”. Nhưng ngay trong tiếng Hán cổ. “Đạo” cũng đã có nghĩa là “phương tiện”, “nguyên lý”, “con đường chân chính”. Như vậy “Đạo” được hiểu là đường đi, đường lối, phương pháp, tư duy…

Trong quan niệm của Lão Tử thì “Đạo” được dùng để chỉ thế giới quan. “Có một vật hỗn độn và thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình). Đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến). Vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng. Có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì. Tạm đặt tên cho nó là đạo”.

Như vậy “Đạo” theo Lão Tử là bản thể của vũ trụ. Là nguyên lý của vũ trụ xuyên suốt vạn vật. Có thể xem Lão Tử là một trong những người đầu tiên đã dùng chữ Đạo để giải thích vũ trụ.

SỰ TỰ THUẬT VỀ BUÔNG BỎ

“Nhiều người sẽ nghĩ rằng, từ bỏ quyền lực là từ bỏ tất cả những gì quý giá nhất trong cuộc sống”. Lão Tử từng viết trong những dòng suy ngẫm sau này. Quyền lực chỉ là một sợi dây xích vô hình, ràng buộc tâm trí và tinh thần của ta. Chân lý không thể xuất hiện trong tâm hồn bị xiềng xích. Khi ta buông bỏ quyền lực, ta thực sự giải phóng chính mình.

Ông nhận ra rằng, con người thường bị lừa dối bởi những ảo ảnh mà thế giới ngoài kia vẽ ra. Họ tìm kiếm danh vọng, quyền lực, sự công nhận. Nhưng những thứ ấy chỉ là những bóng mờ trên tường. Làm họ xa rời bản chất thật của mình. Sự giác ngộ của ông chính là nhận thức về sự hư ảo. Và hành động buông bỏ chúng để quay về với cái chân thật, cái vĩnh hằng là Đạo.

Chỉ khi ta từ bỏ mọi thứ, ta mới thực sự có tất cả.” Lão Tử đã viết như thế trong Đạo Đức Kinh. Và đó cũng là cốt lõi của hành trình tâm linh của ông. Ông không tìm kiếm sự thật trong những ngôi đền hay sách vở. Ông tìm nó trong chính sự tĩnh lặng của tâm hồn. Khi không còn điều gì ràng buộc ông với thế giới bên ngoài.

LỜI KẾT: TỰ DO NƠI NỘI TÂM

Hành trình buông bỏ và tìm kiếm chân lý của Lão Tử là một bài học quý giá cho chúng ta hôm nay. Đôi khi, giữa nhịp sống vội vã và những mục tiêu vô định. Chúng ta cũng cần dừng lại, tự vấn chính mình: “Ta đang theo đuổi điều gì? Điều đó có thực sự mang lại hạnh phúc không?” Chỉ khi ta dám đối diện với sự trống rỗng và dám buông bỏ. Ta mới có thể tìm thấy sự tự do thực sự và bình an nội tại.

LƯU Ý

Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.

Link nghe podcast: https://www.youtube.com/watch?v=fouiO82Un8E&t=5s

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chủ đề: https://tranlyna.com/tam-su/

Hoặc các bài viết khác tại blog.

Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com

Để lại một bình luận