HÀNH TRÌNH TÂM LINH CỦA THÁNH AUGUSTINO

Trong lịch sử Kitô giáo, ít ai có thể vượt qua sự ảnh hưởng sâu sắc của Thánh Augustino. Hành trình khai sáng của ông là câu chuyện về sự đấu tranh nội tâm, sự thức tỉnh và cuối cùng là niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa.
HÀNH TRÌNH TÂM LINH

“Every saint has a past, every sinner has a future”

Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội đồ đều có một tương lai.

ĐẤU TRANH NỘI TÂM VÀ KHÁT KHAO CHÂN LÝ

AUGUSTINO Trong lịch sử Kitô giáo, ít ai có thể vượt qua sự ảnh hưởng sâu sắc của Thánh Augustino. Một triết gia, nhà thần học và một con người đã tìm thấy ánh sáng đức tin. Sau bao năm lang thang trong bóng tối của sự hoài nghi và dục vọng. Hành trình khai sáng của ông là câu chuyện về sự đấu tranh nội tâm, sự thức tỉnh và cuối cùng là niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa.

Hành trình ấy không của riêng Thánh Augustino mà còn mang đến những bài học tâm linh quý báu cho mỗi chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm sự thật và bình an trong cuộc sống.

Cuộc đời Thánh Augustino không bắt đầu bằng sự thánh thiện hay tỉnh thức. Trước khi trở thành một trong những nhà thần học vĩ đại nhất của Kitô giáo. Ông đã từng đắm chìm trong những lạc thú thế gian và những triết lý mâu thuẫn. Cuộc đời ông là một chuỗi các thăng trầm, từ sự sa ngã không lối thoát đến khoảnh khắc thức tỉnh đầy kịch tính.

BỐI CẢNH TRƯỞNG THÀNH

TIỂU SỬ GIA ĐÌNH

Augustino sinh ngày 13/11/354, mất 28/08/430. Ông lớn lên tại Thagaste, một thị trấn nhỏ của La Mã. với một tuổi trẻ đầy hứa hẹn và tài năng. Cha ông Patricius là một cố vấn thành thị, theo đạo Pagan. Mẹ ông Monica là một tín hữu công giáo sùng tín, đạo hạnh giàu nhân đức. Hai người sinh được ba người con, hai trai, một gái. Bà Monica thường xuyên cầu nguyện Chúa dẫn đường và mở lòng cho chồng và con trai. Sau này bà cũng được phong thánh.

Hai người con còn lại trong gia đình ít có tư liệu nhắc đến. Trước khi theo đạo, Augustino có một người con trai tên Adeodatus (Thiên Ân). Cậu bé được ông nuôi dưỡng thông minh xuất sắc. Thể hiện tài năng qua tranh luận và học tập. Năm 387 hai cha con đã cùng nhau rửa tội. Adeodatus đã giúp Augustino trong việc viết lách và nghiên cứu. Đóng góp một số tác phẩm của cha mình, bao gồm “De Magistro”. Tuy nhiên cuộc đời của cậu kết thúc năm 17 tuổi. Cái chết này đã gây ra nỗi buồn đau sâu sắc cho Augustino. Ông viết về con trai trong tác phẩm “Confessions – tự thú”.

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH

Khi còn bé, Augustino là một người thông minh xuất chúng. Là niềm hãnh diện của ông Patricus. Năm 369 ông đọc được Hortensius của Cicero. Tác phẩm này đã để lại ấn tượng lâu dài. Đồng thời khơi gợi đam mê triết học cho ông.

Năm 370 ông đến Carthage học về văn khoa hùng biện. Đây là một thành phố phồn hoa đô hội. Những toà nhà nguy nga lộng lẫy, lối sống xa hoa. Dễ đưa con người ta vào truỵ lạc, phù phiếm. Augustino cũng không ngoại lệ, tuy con đường học vấn nổi trội vượt bật. Nhưng đời sống tâm linh và luân lý bị suy sụp.

19 tuổi ông đã trở thành giáo sư triết học, bị thu hút bởi mani giáo. Điều này quá sức kinh khủng với mẹ ông. Bà ra sức thúc ép ông chấp nhận niềm tin công giáo.

Ở tuổi ba mươi, Augustino đã trốn mẹ sang Ý. Chiếm được vị trí hàn lâm danh giá. Đây là đà khởi đầu tốt cho sự nghiệp chính trị. Nhưng từ đây ông cũng cảm nhận được áp lực chốn quan trường.

ĐẮM CHÌM TRONG CUỘC VUI TRẦN TỤC:

KHI DỤC VỌNG LÀ KẺ DẪN LỐI

Ở độ tuổi trưởng thành thay vì theo đuổi những mục tiêu cao cả. Ông lại để mình lạc lối trong thế giới của khoái lạc và ham muốn. Khi chuyển đến Carthage để học, ông nhanh chóng trở thành “kẻ ăn chơi khét tiếng”. Những cuộc tiệc tùng thâu đêm,  những tình ái cuồng nhiệt và đam mê phù phiếm. Ông không ngại lao mình vào vòng tay của những người phụ nữ xa lạ. Để lại cho ông cảm giác trống trải vô hạn sau mỗi đêm hoang dại.

Augustino có quan hệ với một tình nhân trẻ trong vòng 15 năm. Mẹ ông tìm cách thúc ép ông vào một cuộc hôn nhân sắp xếp. Trong thời gian chờ hôn thê đến tuổi kết hôn. Ông vẫn dan díu với một phụ nữ khác. Ông đã thốt lên câu nói trứ danh khi cầu nguyện: “xin hãy ban cho con sự trinh bạch và tiết chế, nhưng xin đừng vội”.

Những cuộc vui chóng qua, không chỉ làm mất đi định hướng cuộc sống của Augustino. Mà còn làm mờ nhạt đi sự kết nối tâm linh. Ông lại tiếp tục chìm đắm vào cám dỗ. Những thú vui ấy dường như là cách duy nhất để trốn chạy khỏi nỗi hoài nghi trong lòng.

CUỘC ĐẤU TRANH NỘI TÂM:

KHI TRIẾT LÝ VÀ DỤC VỌNG ĐỐI CHỌI NHAU

Dù sống cuộc đời phóng túng. Augustino vẫn luôn bị ám ảnh bởi một cảm giác rằng mình đang đánh mất điều gì đó quý giá. Ông lao vào các triết lý khác nhau như một kẻ đói khát tìm kiếm nước trong sa mạc. Trong quá trình phát triển bản thân. Ông theo thuyết Manichaean (Minh giáo). Mani là một tôn giáo nhị nguyên. cho rằng thế giới chia thành hai phe thiện và ác, ánh sáng và bóng tối. Tuy nhiên, những lý luận này chỉ mang lại cho ông sự thỏa mãn tạm thời.

Sau khi thất vọng với những triết thuyết của mani giáo ông từ bỏ tôn giáo này. Nhưng thay vì chấp nhận đức tin Cơ Đốc. Ông chuyển sang nghiên cứu triết học của Plato. Hy vọng rằng tri thức có thể soi sáng con đường tìm kiếm chân lý của mình. Có những lúc ông cảm thấy tiến bộ trong hành trình tìm kiếm giải pháp cho những tra vấn tâm linh. Nhưng càng học sâu, ông càng cảm thấy bị vây kín bởi những mâu thuẫn.

Lòng dục vọng và sự hoài nghi triết học đã biến ông thành một người đàn ông chia đôi. Có lúc, ông say mê tranh luận về những khái niệm cao siêu. Cố gắng chứng minh rằng mình hiểu rõ thế giới hơn người khác. Nhưng khi màn đêm buông xuống và sự cô độc bao phủ, ông lại bị ám ảnh bởi nỗi trống trải sâu sắc. Một sự trống rỗng đến từ việc ông không thể nào kết nối với cái gì thực sự ý nghĩa. Mỗi đêm dài trôi qua, ông vẫn chỉ cảm thấy mình đang chìm sâu hơn trong hố sâu tuyệt vọng.

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐAU ĐỚN VỀ SỰ SA NGÃ:

KẺ ĐÁNH MẤT CHÍNH MÌNH

Có một lần, khi đang lang thang trong phố. Trên đường đến diễn thuyết cho hoàng đế. Augustino gặp một nhóm bạn đang tụ tập cười đùa xung quanh một người say rượu. Người đàn ông đó lảm nhảm những lời vô nghĩa. Ánh mắt trống rỗng, gương mặt đầy dấu vết của thời gian.

Trong một thoáng, Augustino nhìn thấy chính mình qua hình ảnh của người đàn ông ấy. Một kẻ đã để cho cuộc đời bị hút vào những thứ vô nghĩa. Đánh mất đi sự trong sáng và ý nghĩa của cuộc sống. Ông than thở rằng cuộc sống của mình còn nặng gánh lo âu hơn con người khốn khổ này.

Khoảnh khắc tột cùng của sự tuyệt vọng đến. Ông nhận ra rằng mọi thứ ông từng tin tưởng và theo đuổi đều trở nên vô nghĩa. Một nỗi trống trải không thể lấp đầy bởi bất cứ thứ gì trần thế. Đó là lúc ông cảm thấy mình đã chạm đáy. Rằng không còn đường lui, không còn nơi nào để đi. Ngoài việc phải đối diện với chính nỗi đau đang dày vò mình.

KHOẢNH KHẮC THỨC TỈNH:

KHI ÁNH SÁNG XUA TAN BÓNG TỐI

Mùa hè năm 386 sau khi biết và đọc về cuộc đời của thánh Anton sa mạc. Augustino trải nghiệm một cuộc khủng hoảng tâm linh sâu sắc. Ông đến với Cơ Đốc Giáo. Từ bỏ sự nghiệp hùng biện, chấm dứt việc giảng dạy ở Milano. Từ bỏ dự định kết hôn. Cung hiến cuộc đời phục vụ Thiên Chúa.

Đỉnh cao của sự kịch tính xảy ra khi Augustino đang dạo bước trong một khu vườn tĩnh lặng. Ông nghe thấy tiếng hát của một bé gái: “Hãy nhặt lên và đọc!” (Tolle, lege!). Tiếng gọi này như đến từ một thế giới khác. Một lời kêu gọi trực tiếp vào tâm hồn ông. Kêu gọi ông chấm dứt cuộc đời hoang mang và bước vào ánh sáng. Ông cầm lấy cuốn Kinh Thánh và mở ra đoạn thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma. “Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14).

Những từ ngữ trong đó như một lưỡi gươm đâm thẳng vào lòng ông. Giải phóng tâm hồn ông khỏi gánh nặng của tội lỗi và tuyệt vọng. Kéo theo đó là niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn.

Từ khoảnh khắc đó, cuộc đời của Augustino đã thay đổi hoàn toàn. Ông hiểu ra rằng chân lý duy nhất nằm ở Thiên Chúa. Augustino dấn thân vào hành trình mới với lòng dũng cảm. Sẵn sàng từ bỏ cuộc sống cũ để bước trên con đường phục vụ và cống hiến.

Bài Học Tâm Linh Dành Cho Mỗi Người

Hành trình của Thánh Augustino để lại nhiều bài học sâu sắc mà chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày:

  • Dũng cảm đối mặt với sự trống rỗng: Đôi khi, sự trống trải và hoài nghi là dấu hiệu. Cho thấy chúng ta cần tìm kiếm một ý nghĩa cao hơn trong cuộc sống. Đừng sợ đối diện với những câu hỏi lớn và khám phá niềm tin của mình.
  • Hiểu rõ sứ mệnh của cuộc đời mình: Mỗi chúng ta đến với thế giới này đều có những mục đích riêng. Cuộc sống với nhiều va chạm và cám dỗ sẽ khiến chúng ta đắm chìm. Nếu vui thú hưởng lạc, hoặc trầm mình trong đau khổ. Chúng ta sẽ lặp đi lặp lại chuỗi ngày vô nghĩa.
  • Tầm quan trọng của sự tĩnh lặng: Trong thời đại số hóa, việc lắng nghe tiếng nói nội tâm có thể trở nên khó khăn. Học cách tìm kiếm sự tĩnh lặng và cầu nguyện giúp chúng ta kết nối sâu hơn với tâm linh và khám phá chính mình.
  • Sự biến đổi là một hành trình, không phải đích đến: Giống như Thánh Augustino, mỗi người cần chấp nhận rằng việc phát triển tâm linh là một quá trình liên tục. đòi hỏi sự kiên trì và lòng can đảm để vượt qua những thử thách.

Dù bạn đang ở đâu trên con đường này. hãy nhớ rằng việc tìm kiếm chân lý và sự bình an là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy để ánh sáng của Thánh Augustino dẫn lối. giúp bạn nhận ra giá trị đích thực của sự biến đổi từ tâm hồn.

TRÍCH ĐOẠN TỰ THUẬT

Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy: “Con đã yêu mến Ngài quá muộn. Ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ! Con đã yêu mến Ngài quá muộn!

“Này, Ngài vốn ở trong con, mà con lại ở ngoài con và vì thế con tìm Ngài ở bên ngoài. Là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp Ngài đã tạo dựng nên. Ngài đã ở với con mà con lại không ở với Ngài. Chính những vật, nếu không hiện hữu trong Ngài thì không bao giờ hiện hữu, đã cầm giữ con xa Ngài. Ngài đã kêu gọi, đã gào thét, đã thắng sự điếc lác của con. Ngài đã soi sáng, đã chiếu rọi, đã xua đuổi sự mù lòa của con. Ngài đã tỏa mùi thơm của Ngài ra và con đã được hít lấy và đâm ra say mê Ngài. Con đã được nếm Ngài, và đâm ra đói khát Ngài. Ngài đã đụng tới con và con ước ao sự bình an của Ngài”. (Tự thuật X, 27, 38 ).

Ngài đã cầu nguyện, đọc tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe Lời Chúa nên luôn thao thức. “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa” (Tự thuật I, 1, 1).

LƯU Ý

Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.

Link nghe podcast: https://www.youtube.com/watch?v=gbbzfkMENmk&t=3s

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chủ đề: https://tranlyna.com/tam-su/

Hoặc các bài viết khác tại blog.

Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com

 

 

Để lại một bình luận