Lịch sử của Trà do Laura C. Martin viết.
Nếu bạn lạnh, Trà sẽ làm bạn ấm. Nếu bạn quá nóng, nó sẽ làm bạn mát.
Nếu bạn chán nản, nó sẽ cổ vũ bạn. Nếu bạn phấn khích, nó sẽ giúp bạn bình tĩnh.
_William Gladstone (1809 – 1898), Thủ Tướng Anh_
Lịch sử của Trà là một cuốn sách với nhiều tư liệu. Từ nguồn gốc, sự hình thành, quá trình lan rộng ra các quốc gia. Cách phân loại Trà, cách pha chế, cách thưởng thức… Với cuốn sách này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới về Trà. Tuy hệ thống sắp xếp không quá khoa học, những vẫn có thứ tự rõ ràng.
TỪ BỤI TRÀ ĐẾN TÁCH TRÀ
Tổng Quan
Tất cả các loại Trà đều đến từ một loài thực vật duy nhất có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ Theaceae. Trà là một loại cây mọc bụi thường xanh, với những bông hoa nhỏ thơm cánh trắng và vô số nhuỵ vàng. Các nhà thực vật học đã chia loài này Sinensis thành hai giống khác nhau là sinensis và assamica.
Trà Camellia sinensis thuộc chủng sinensis là thực vật bản địa phía Tây Vân Nam, Trung Quốc.
Trà Camellia sinensis thuộc chủng Assamica là thực vật bản địa ở vùng Assam của Ấn Độ, Miến Điện và khu vực Đông Nam Á.
Cách Chế Biến Trà
Hai loại Trà ở trên, mặc dù khác biệt về mặt giải phẫu học. Nhưng những chiếc lá khi chế biến cùng một cách lại có hương vị giống nhau đến ngạc nhiên. Và việc thụ phấn chéo dễ dàng đem đến những giống lai đa dạng.
Sau khi Phu Trà thu hoạch lá Trà. Chúng được mang về trong vòng hai đến ba tiếng đồng hồ để đảm bảo chất lượng. Những chiếc lá bị hái nếu để thâm, không được bảo quản tốt hay quá nóng sẽ bị oxy hoá nhanh chóng khi thành tế bào trong lá bị phá. Điều này sẽ dẫn đến vị đắng.
LÀM HÉO
Kỹ Thuật
Lá và chồi tươi xanh được làm mềm bằng cách phơi héo dưới ánh mặt trời hoặc sưởi ấm trong căn phòng lớn. từ 10 đến 24 giờ. Nếu Trà Trắng thì chỉ mất khoảng 4 đến 5 giờ.
Điều này sẽ có hai tác dụng. Về mặt Sinh Hoá sẽ khiến tinh bột trong lá chuyển hoá thành Đường. Về mặt Vật Lý độ ẩm của lá giảm từ 50 – 80%. Lá sẽ mềm, dễ uốn, có thể cuộn mà không gãy.
Độ Ẩm
Độ ẩm mong muốn thay đổi tuỳ theo từng vùng. Trà sư vùng Assam Ấn Độ thích lá héo mềm, độ ẩm từ 65 – 75%. Sri Lanka trà sư lại thích lá héo cứng với độ ẩm từ 50 – 60%.
VÒ TRÀ
Lá trà được vò lại bằng tay hoặc máy. Điều này giải phóng nhựa cây và để lá Trà tiếp xúc oxy. Kích thích quy trình lên men. Một số nhà máy sẽ sử dụng rây để phân loại các kích cỡ khác nhau. Công đoạn này thường tiêu tốn khoảng hai tiếng.
OXY HOÁ
Đây là phàn quan trọng nhất của quy trình chế biến vì trong giai đoạn này, người ta xác định được hương vị và giá trị của Trà. Và giai đoạn này quyết định việc tạo ra các loại trà khác nhau.
Lá Trà đã vò được đặt trên khay dày từ 3 – 6cm sau đó để ở nơi mát mẻ, ẩm ướt trong vòng 1 – 3 tiếng. Phản ứng hoá học sẽ làm cho lá nóng lên. Việc dừng lại quá trình oxy hoá ở đỉnh điểm của phản ứng này sẽ tạo là hương vị Trà tốt nhất. Nhiệt độ cao thì Trà khét, thấp thì dư vị kim loại.
Đây cũng là giai đoạn màu sắc chuyển từ xanh sang đồng, hương vị cũng được xác định.
SẤY KHÔ HOẶC HÚT ẨM
Lá Trà đã được oxy hoá được làm khô bằng không khí nsong trong máy sấy lớn ở nhiệt độ từ 85 – 88 độ. Việc này giúp ngăn chặn quá trình lên men. Lá sẽ chuyển sang màu nâu thẫm hoặc đen. Nếu sấy còn ẩm lá cây dễ bị mốc. Nếu quá khô sẽ bị khét hoặc mất hương vị.
PHÂN LOẠI
Lá Trà khô được tách thành các thứ hạng khác nhau. Tuỳ thuộc kích thước, hình dáng. Lá nguyên chồi và nụ là loại có chất lượng tốt nhất. Trà vụn và bụi thường được sử dụng để làm trà pha nhanh trong túi lọc.
Trà Đen
Lá Trà trải qua tất cả năm công đoạn chế biến và bị oxy hoá hoàn toàn.
Trà Ô Long
Lá Trà được làm héo và vò sau đó oxy hoá một phần (ở bất cứ mức độ nào từ 10 – 80%, nhưng thường là 60%). Được sấy và phân loại.
Trà Xanh
Nụ và lá được làm héo, sau đó được vò. Trà càng nhỏ và càng được vò chặt, hương vị sẽ càng đậm đà hơn. Sau khi vò, lá trà được sấy ngay để lập tức ngăn ngừa oxy hoá.
Ở Trung Quốc lá Trà được làm nóng bằng cách rang hoặc sao có hương cam quýt hoặc khói. Ở Nhật Bản lá Trà thường được hấp có vị thảo mộc. Cả hai quy trình đều cho ra Trà Xanh nhưng hương vị khác nhau.
Matcha
Là một loại Trà Xanh được nghiền thành bột vào thế kỷ thứ 15. Hiện nay được sử dụng trong Trà Đạo Nhật Bản.
Trà Trắng
Ít qua chế biến nhất trong các loại Trà. Hội đồng Trà Ho Kỳ đang nỗ lực phát triển tiêu chuẩn quốc tế cho Trà Trắng. Với những đề nghị sau:
- Trà được làm từ nụ thu hoạch trong vụ đàu tiên hoặc nụ và một lá, hong khô ngoài trời hoặc sấy trực tiếp.
- Lá Trà không trải qua công đoạn làm héo, lên men hoặc vò và tạo ra chất lỏng có màu vàng tái hoặc trong.
Hai loại Trà Trắng nổi tiếng là Bạc Kim và Mẫu Đơn Trắng.
Trà CTC
Được gọi là Trà không chính thống. Lấy tên từ quy trình nghiền, xé, uốn cong cơ học. Trà đồng đều nhưng kém chất lượng, rẻ tiền. Phù hợp làm túi lọc, phù hợp thị trường Trà sữa. Khoảng 80% sản lượng Trà của Ấn Độ là Trà CTC.
LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THUYẾT
KHỞI NGUỒN HUYỀN THOẠI
Người Trung Quốc có truyền thuyết về nguồn gốc của Trà khoảng 3000 năm trước công nguyên. Thần Nông một vị hoàng đế cổ đạt cũng là Thánh Dược Vương. Người có công thử hàng trăm loại thảo dược để tìm ra tác dụng có lợi và có hại của chúng.
Khi nghỉ ngơi sau một cuộc hành trình dài, ông đã đun sôi nước uống trước khi lên đường. Một chiếc lá từ cái cây cạnh chỗ ông ngồi rớt xuống, ấm nước chuyển màu. Thần Nông đoán có điều kỳ diệu xảy ra, khi uống thử, một cảm giác tràn ngập bình yên và thư thái lan toả trong ông.
TRÀ MÃ ĐẠO
Thời Tống, một con đường được xây dựng gọi là Trà Mã Đạo để chở Trà giữa Tây Tạng và Vân Nam, Tứ Xuyên. Thương mại giữa hai quốc gia quan trọng đến mức 1074 chính phủ Trung Quốc đã thành lập Trà Mã Bộ. Bánh Trà còn được chấp nhận như tiền tệ ở Tây Tạng. Đôi khi Ngựa và Kiếm được định giá theo số lượng bánh Trà.
Cũng trong phần này, tác giả nói nhiều về dòng chảy lịch sử của Trà. Từ những truyền thuyết dân gian, bối cảnh lịch sử hay Trà Kinh của Lục Vũ. Na sẽ không viết chi tiết để mọi người có thể tự đọc.
TRÀN HÀN QUỐC
Trong khi Tây Tạng coi trọng Trà do chế độ ăn uống thì người Hàn uống Trà vì lý do tâm linh. Họ nhận ra Trà tạo ra sự tỉnh táo trong thời gian dài, có lợi cho Thiền Định.
Nhưng khi Vương Kiến người thành lập Cao Ly qua đời thì Phật Giáo suy yếu, kéo theo đó là sự suy giảm việc sử dụng Trà.
GIAI ĐOẠN TRÀ THỨ HAI
Giữa thế kỷ 11 các nhà sư đã phát hiện ra cách chế biến lá Trà mới lạ để mang lại hương vị đậm đà. Thay vì được giã nhỏ và làm thành bánh, lá Trà được sấy khô và nghiền thành bột, sau đó thêm nước sôi và đánh bằng dụng cụ bằng Tre cho nổi bọt. Đây chính là Mạt Trà mà ngày nay phổ biến trong Trà Đạo Nhật Bản, còn gọi là Matcha.
Gốm Sứ Trung Quốc cũng thay đổi cùng với sự phát triển mới này. Ở giai đoạn một là Đoàn Trà những ấm chén uống Trà men xanh sẽ được ưa chuộng. Khi tới giai đoạn hai ấm chén Phúc Kiến với màu tối được đánh giá cao hơn.
TRÀ Ở NHẬT BẢN CỔ ĐẠI
Trong triều đại của hoàng tử Shotoku (574 – 622) các học giả Nhật bản đã thể hiện sự quan tâm lớn đến Phật Giáo. Nhiều vị đã đến Trung Quốc để nghiên cứu tôn giáo cũng như cách trồng Trà. Khi trở về họ mang theo hạt giống, kiến thức trồng và chăm sóc.
Nhờ Thiên Hàong Shomu mà sự phổ biến của Trà lan rộng. Năm 729 ông đã tập hơn một trăm tu sĩ cho một ngày tụng kinh Phật. Sau khi tụng kinh và Thiền, ông mời các nhà sư uống đồ uống mới là Trà. Đây là một việc tốn kém, vì Trà là một mặt hàng đắt tiền được mang từ Trung Quốc về.
Các nhà sư đã ấn tượng đến mức vô cùng thích thú với việc trồng Trà trong quốc gia của mình. Tu sĩ Gyoki đã dành phần đời còn lại để theo đuổi công việc này. Ông xây 49 ngôi Chùa và trồng cây Trà ở mọi nơi.
ZEN VÀ NGHỆ THUẬT TRÀ
Vào thế kỷ 12 mối quan hệ mới giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã dẫn đến sự hồi sinh trào lưu quan tâm trà của người Nhật Bản. Một tu sĩ Phật Giáo tên Eisai Myoan học với các nhà sư trường phái Zen miền Nam Trung Quốc. Ông tìm hiểu tâm linh và các vấn đề về hương vị thông qua Trà. Khi trở về Nhật Bản ông trồng Trà trong tu viện, viết sách và tuyên bố Trà có tác dụng trị bệnh.
Trà dần phổ biến vì nó là một phần quan trọng và có giá trị trong đời sống tu viện. Ngày càng có nhiều người học về Trà hơn. Thương nhân làm xe đẩy cho Ngựa và Bò kéo để bán Trà địa phương cho du khách. Điều này thúc đẩy nhu cầu cao hơn. Trà được trồng ở ngoài khu vực tu viện. Honyama thuộc tỉnh Shizuoka nhanh chóng trở thành trung tâm buôn bán Trà.
TRÀ VÀ SAMURAI
Việc thưởng Trà tiếp tục lan rộng khắp Nhật Bản. Và đỉnh điểm khi Samurai Minamoto Shogun bị bệnh do ăn uống quá độ. Mặc dù ông sở hữu nhiều sức mạnh và năng lực huyền thoại. Dưới sự hướng dẫn của Eisai ông thực hành cầu nguyện và uống Trà. Khi bình phục vị Samurai đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho việc sử dụng Trà.
Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Samurai trong thời kỳ này rất lớn. Họ đóng góp đáng kể việc truyền bá các quán Trà, Trà Đạo. Khi bước vào quán Trà, các chiến binh sẽ bỏ kiếm xuống để thưởng thức trải nghiệm mang tính văn hoá bình yên.
TOCHA TRÒ CHƠI VÀ HỌP MẶT
Đến giữa thế kỷ 14 ở Nhật bản các quán Trà trở nên thế tục hơn. Mất đi phần lớn tính chất Thiền mang nhiều tính lễ hội. Người ta tổ chức các cuộc thi về Trà được gọi là Tocha. Giải thưởng sẽ là lụa, áo giáp, trang sức,… Tocha còn gọi là Juppuku-cha nghĩa là mười chén Trà. Hay Gojuppuka-cha nghĩ là năm mươi chén Trà. Đề cập số lượng Trà người chơi sẽ uống. Từ đó đoán tên, xuất xứ, trang trại hoặc thậm chí là nơi nó được trồng.
Trong phần viết về Trào Đạo Nhật Bản sẽ còn rất nhiều thông tin về các vị Trà Sư, các bạn tự đọc sẽ thú vị hơn.
TRÀ THỜI MINH
1200 Đến 1368 khi người Mông Cổ cai trị ở Trung Quốc, Trà mất đi sự phổ biến. Đến triều đại nhà Minh từ 1368 – 1644 các phương pháp chế biến lá Trà mới và sáng tạo đã đem đến sự ưa thích cho dân chúng toàn quốc. Lá Trà được hái, làm héo, cuộn, sấy khô và oxy hoá. Khi ngâm trong nước sôi hoặc nóng đã tạo ra loại đồ uống thơm ngon, đầy đủ chất Trà và có hương vị nhẹ nhàng như chúng ta thưởng thức ngày nay.
Tất nhiên người Tây Tạng vẫn sử dụng Bánh Trà, người Nhật vẫn sử dụng Bộ Trà.
ĐỒ GỐM THỜI MINH
Sự hồi sinh của Trà cũng góp phần gia tăng sự quan tâm tới đồ gốm Sứ. Gốm màu sáng làm nổi bật màu sắc của Trà đã trở thành mốt trong thời nhà Minh, đặc biệt đồ dùng Trà màu trắng hoặc trắng nhờ. Phổ biến nhất là đồ sứ được sơn lớp men xanh lam. Các sản phẩm màu xanh và trắng được coi là tốt nhất trên thị trường.
Tình yêu thiên nhiên, phong cách tự nhiên được thể hiện trên những hình vẽ trên Gốm. Như hoa sen, động vật, cành cây… Ba trung tâm sản xuất ấm trà nổi tiếng Trung Quốc thời đó là Đức Hoa, Cảnh Đức Trấn, Nghi Hưng.
GỐM CHIẾN
Trà Đạo ở Nhật Bản trong thế kỷ 17 là cách quý tộc thể hiện quyền lực và sự giàu có. Hideyoshi người có tình yêu to lớn đối với đồ gốm Hàn Quốc. Năm 1592 ông gửi tàu chiến đến Hàn Quốc và mang về năm mươi thợ làm gốm để chế tác đồ mà ông muốn. Đây là cuộc xâm lược đầu tiên và tất nhiên không phải duy nhất.
Mục tiêu của ông là xâm lược Triều Tiên và buộc họ giúp ông chiếm ngai vàng Trung Quốc. Tuy nhiên tham vọng của ông đã chấm dứt khi ông qua đời tháng 9 năm 1598 trong một cơn đau tim.
TỔNG KẾT
Trong bài viết này Na chỉ tóm gọn một số phần cơ bản. Còn chi tiết về những yếu tố lịch sử, chính trị, quốc gia. Khi đọc sách bạn sẽ thấy rõ nội dung hơn.
Lịch sử của Trà là một quyển sách có văn phong gần gũi, hệ thống rõ ràng hơn Trà Thư. Thích hợp cho người muốn biết nhiều thông tin.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế. Như lỗi chính tả, dịch thiếu chữ trong câu. Có một số phần dịch không đúng từ chuyên ngành. Nên dịch sát từ của tác giả nhưng không đúng thuật ngữ của Trà Đạo, Gốm,… Ngoài ra một số thông tin trong sách có phần thiếu chính xác, những ai sử dụng làm tư liệu nghiên cứu thì nên kiểm tra lại.
LƯU Ý
Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.
Mỗi cuốn sách đều có giá trị của riêng mình. Mỗi người đọc sẽ có một cảm nhận khác nhau. Nếu có thể bạn hãy mua sách để ủng hộ tác giả.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài review sách khác tại: https://tranlyna.com/review-sach/
Hoặc các bài viết thuộc chủ đề khác tại blog.
Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com.