REVIEW SÁCH: TRÀ THƯ

Trà Thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh và là cuốn sách viết cho người Phương Tây đọc. Trong cuốn sách có viết: "Dịch thuật dù hay đến mấy cũng là một sự phản bội, như một tấm vải dệt mà trên đó, thay vì sự đặc sắc về hình khối và màu sắc, thì chỉ là những đường chỉ lộ".
SÁCH HUYỀN HỌC

Trà Thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh và là cuốn sách viết cho người Phương Tây đọc. Trong cuốn sách có viết: “Dịch thuật dù hay đến mấy cũng là một sự phản bội, như một tấm vải dệt mà trên đó, thay vì sự đặc sắc về hình khối và màu sắc, thì chỉ là những đường chỉ lộ”.

Có ba điều tồi tệ nhất trên thế giới này:

Một là làm hỏng tầng lớp thanh niên ưu tú bằng một nền giáo dục sai lầm.

Hai là hạ thấp giá trị nghệ thuật tinh tế bằng những tán thưởng tầm thường.

Ba là lãng phí hoàn toàn Trà ngon bằng những thao tác vụng về.

“Lý Trọng Quang”

CHÉN TRÀ NHÂN LOẠI

Quá Trình Phát Triển

Trà Thư là quyển sách viết về nguồn gốc của Trà. Ban đầu Trà được dùng như một vị thuốc, rồi dần dần trở thành đồ uống. Thế kỷ XV, Nhật Bản xưng tụng Trà lên thành tôn giáo duy mỹ, gọi là Trà Đạo.

Tất nhiên như mọi điều khác trên đời, Trà cũng vấp phải nhiều phản đối. Vào năm 1678 những người dị giáo như Henry Saville lăng mạ việc uống Trà là một tục lệ dơ dáy. Năm 1756 trong “Luận Về Trà” Jonas Hanway nói rằng do dùng Trà đàn ông mất đi vóc dáng và vẻ thanh lịch, phụ nữ mất đi vẻ đẹp.

Như vậy Trà đã chu du khắp thế giới, trải qua nhiều thăng trầm. Từ những mỹ từ ca ngợi đến những lời công kích nhạo báng. Nhưng tới ngày hôm nay Trà vẫn tồn tại với những giá trị riêng không thể thay thế.

Quan Điểm Về Trà Đạo

Trà không chỉ đơn thuần là chủ nghĩa duy mỹ theo cách hiểu của thuật ngữ này. Thông qua Trà người ta bộc lộ cách nhìn về con người và thiên nhiên. Trà cần vệ sinh vì nó đòi hỏi sự sạch sẽ. Trà kiệm dụng vì người ta dễ tìm thấy sự thoải mái trong bình dị hơn những thứ cầu kỳ, đắt giá. Trà thể hiện tính dân chủ Phương Đông vì bất kỳ ai sùng tín Trà cũng đều trở thành quý tộc trong thưởng thức.

Vì Sao Coi Trọng Trà Đạo

Trong tác phẩm, tác giả phân tích vì sao lại quá coi trọng câu chuyện xung quanh một chén Trà. Trong khi chính người hỏi có thể biết đến tín ngưỡng thờ thần Rượu, đề cao tinh thần Samurai, thứ nghệ thuật chết. Thậm chí cả hình ảnh thần chiến tranh đẫm máu. Vậy thì tại sao không hiến dâng cho nữ hoàng của loài hoa Trà. Đối với tác giả, Trà không chỉ là một loại đồ uống, trong đó chứa đựng hơi thở văn hoá Á Đông.

CÁC TRƯỜNG PHÁI TRÀ

Tầm Quan Trọng Của Việc Thưởng Trà

Trà là một tác phẩm nghệ thuật và nó cần một bàn tay tài hoa để phát lộ ra những phẩm chất cao quý nhất. Trà ngon và dở cũng như những bức tranh đẹp và tranh tồi. Không có công thức duy nhất để tạo ra một tách trà hoàn hảo. Mỗi cách pha chế Trà đều có đặc trưng riêng. Mối tương quan đặc biệt với nước, nhiệt độ và có cách thức riêng để kể chuyện.

Trà có nhiều giai đoạn phát triển và nhiều trường phái. Có thể chia làm ba giai đoạn chủ yếu là Đoàn Trà, Mạt Trà và Yêm Trà. Trà bánh được đun sôi, Trà bột được đánh tan, Trà lá được ngâm hãm. Mỗi giai đoạn gắn liền với nhiều yếu tố lịch sử, chính trị. Nên cách uống trà cũng mang trong mình hơi thở của thời đại.

Trà Kinh Lục Vũ

Lục Vũ sống giữa thế kỷ VIII vào thời kỳ Phật Giáo, Đạo Giáo và Khổng Giáo đang tìm cách hoà hợp với nhau. Thi sĩ Lục Vũ đã nhìn thấy trong Trà sự hoà hợp cũng như tính trật tự ngự trị tất thảy vạn vật. Ông đã viết Trà Kinh, hình thành nên Trà Điển. Từ đó được phụng thờ như vị thần bảo hộ Trà của Trung Hoa.

Trà Kinh gồm 3 quyển, 10 chương. Chương một nói về tính chất tự nhiên của cây Trà. Chương hai nói về dụng cụ thu hoạch Lá Trà. Chương ba bàn về lựa chọn Lá Trà. Chương tư dành liệt kê, miêu tả bộ đồ Trà gồm hai mươi tư Trà Cụ. Chương năm miêu tả cách pha Trà. Những chương còn lại bàn về sự thô tục trong cách uống Trà. Ở Trà Thư, tác giác sẽ chỉ tóm tắt một số ý chính trong Trà Kinh.

Trà Và Gốm

Qua chương bốn ta cũng thấy ảnh hưởng của Trà đối với đồ gốm sứ Trung Hoa. Đồ gốm Trung Hoa nỗ lực tái hiện sắc Ngọc Bích thanh tú nên tạo ra men xanh ở Phương Nam và men trắng ở Phương Bắc.

Dưới thời Đường, Lục Vũ xem màu xanh là màu lý tưởng cho chén Trà vì nó làm tăng sắc xanh cho Trà. Còn màu Trắng làm nước Trà có màu hơi đỏ và trông không ngon. Vì phương pháp ông chế biến là Đoàn Trà.

Vào Triều Tống khi những người pha trà uống Mạt Trà thì họ thích sử dụng bát nặng có màu xanh đen và nâu đen hơn. Triều Minh với Yêm Trà thì thích dùng chén Sứ Trắng.

Cách Pha Đoàn Trà

Theo Lục Vũ nước pha trà tốt nhất là nước khe suối chảy từ núi cao, thứ đến là nước sông và suối. Về độ sôi của nước có ba mức là khi bọt khí nhỏ như mắt cá bơi trên mặt nước. Mức hai là khi bọt khí như hạt pha lê cuộn tròn trong suối nước. Mức ba là khi cổ sóng to dâng lên ào ạt trong ấm.

Đoàn trà được sao trên lửa cho đến khi mềm mại như tay em bé. Sau đó nghiền thành bột giữa các tờ giấy mịn. Khi nước sôi mức 1 bỏ muối vào. Nước sôi mức hai bỏ Trà vào. Nước sôi mức ba đồ muôi nước lạnh vào để hãm trà và giữ nguyên khí của nước. Sau đó Trà được rót vào chén uống.

Cách Pha Mạt Trà

Cách uống này thịnh hành vào thời Tống. Tạo thành trường phái thưởng Trà thứ hai. Lá được nghiền thành bột mịn trong cối đá nhỏ và bột lá được đánh tan trong nước nóng bởi một cái chổi tinh xảo làm bằng Tre chẻ nhỏ.

Cách thưởng trà này đã làm một số Trà Cụ của Lục Vũ cũng như việc lựa chọn lá Trà thay đổi. Muối bị loại bỏ vĩnh viễn. Người Tống mê Trà vô hạn. Thi nhau tìm ra những loại trà mới, những cuộc thi tìm người sành trà liên tục mở ra.

Hoàng Đế Huy Tông (1101 – 1124) đã tiêu tốn hoàng kim châu báu để sở hữu những loại Trà quý hiếm. Bản thân Vua viết một bài luận về hai mươi loại Trà. Trong đó ông đánh giá cao Bạch Trà như loại Trà hiếm và ngon nhất.

Mạt Trà Suy Tàn

Sự khác biệt về nhân sinh quan, lý tưởng về Trà của thời Tống khác biệt so với thời Đường. Nhưng sự nổi lên của các bộ tộc Mông Cổ thế kỷ XIII dẫn đến sự chinh phục Trung Hoa. Dưới sự cai trị tàn khắc của nhà Nguyên mọi thành quả văn hoá của nhà Tống bị tiêu huỷ. Phong tục tập quán thay đổi, Mạt Trà hoàn toàn bị lãng quên.

Thế kỷ XV nhà Minh đã giành lại đất nước, nhưng có quá nhiều khó khăn nội tại, sau đó lại rơi vào tay người Mãn Châu. Phong tục tập quán bị thay đổi. Mạt Trà hoàn toàn bị lãng quên.

Mạt Trà Phục Hưng Tại Nhật Bản

Tại Nhật bản năm 729 Thiên Hoàng Shomu đã mời Trà một trăm tăng lữ tại cung điện ở Nara.

Năm 801 nhà sư Saicho đã mang hạt giống về trồng ở Eisan và nhiều vườn Trà nở rộ sau này. Năm 1191 Trà mang phong cách thời Tống đã đến Nhật Bản cùng sự trở về của thiền sư Eisan khi ông từng ở Tống Triều học thiền phái Nam Tông.

Dưới sự bảo trợ của tướng quân Ashikaga Yoshimasa nghi lễ Trà đã được hoàn thiện và trở thành một buổi trình diễn độc lập và có tính thế tục.

Yêm Trà từ Nguyên sang Nhật

Thời nhà Nguyên Trà được pha bằng cách dùng nước sôi ngâm lá Trà trong bát hoặc chén. Đây là lý do người Tây Phương không biết đến cách thưởng Trà cổ xưa vì họ chỉ biết đến Trà từ cuối thời Minh.

Người Nhật Bản chỉ biết đến Yêm Trà từ giữa thế kỷ XVII. Nó thay thế Mạt Trà trong việc uống Trà hàng ngày. Nhưng Mạt Trà vẫn giữ vững vị trí Trà  của các loại Trà.

ĐẠO GIÁO VÀ THIỀN

Toàn Thể Chi Phối Thành Phần

Quyển sách bàn về sự khác biệt và hoà trộn của Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo. Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của cái hư không theo Đạo. Ví như sự hữu dụng của bình nước nằm ở khoảng không chứa nước. Chứ không nằm ở hình dáng chiếc bình.

Những quan điểm này của Đạo đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các thuyết hoạt động của Nhật như Nhu Đạo, Kiếm Đạo, đấu vật…

Thiền

Thiền bắt nguồn từ Thiền Na tên tiếng Sanskrit là Dhyana. Có nghĩa là trầm tư mặc tưởng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai tâm ấn cho đệ tử Ca Diếp. Từ đó truyền đến tổ đời thứ hai mươi tám của Thiền Tông là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài đến Bắc Trung Hoa vào đầu thế kỷ VI và trở thành Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa.

Thiền Zen của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của Thiền Nam Tông và các giáo lý của Lão Tử.

TRÀ THẤT

Trà Thất Sukiya nghĩa là Hảo Gia. Đây chỉ là ngôi nhà tranh thôn dã, túp lều rơm. Về sau các Trà Nhân thay bằng các Hán Tự khác nhau, tuỳ nhận thức của họ về Trà Thất với thuật ngữ Sukiya có thể hiểu là Không Gia – nơi cư ngụ của sự trống không. Số Ký Ốc – nơi cư ngụ của sự bất xứng.

Trà Thất sẽ được thiết kế nhỏ nhắn, không gian chỉ chứa được tối đa năm người. Một phòng chuẩn bị mitsuya nơi dụng cụ pha Trà được lau rửa và sửa soạn trước khi mang vào trong mời khách.

Sảnh chờ có mái che machiai nơi những người khách chờ đợi cho đến khi nhận được lời mời vào. Một con đường qua vườn roji nối liền machiai với phòng Trà chính.

Đến Phòng Trà

Roji dẫn từ machiai đến Trà Thất chính là sự tự khai trí. Cắt đứt sự liên hệ của vị khách với thế giới bên ngoài. Giúp khách có cảm giác tươi mới, hưởng thụ trọn vẹn tính thẩm mỹ ngay bên trong Trà Thất.

Khi bước vào khách phải cúi đầu dưới cánh cửa nhỏ nijiriguchi cao không quá một mét. Nhằm khắc ghi đức tính khiêm nhường bất chấp thứ bậc xã hội. Khi vào phòng, họ sẽ cúi rạp mình để tỏ lòng tôn kính với bức Tranh hoặc hoa trên tokonoma.

Chủ nhà chỉ bước vào khi tất cả khách đã an toạ, sự yên lặng đã bao trùm. Không có âm thanh nào ngoài tiếng nước sôi trên nồi sắt Kama. Nồi hát ngân nga, nhờ những mảnh sắt được sắp xếp dưới đáy.

Thưởng Trà

Tất cả khách mời sẽ mặc quần áo kín đáo, không phô trương. Người ta không bày những thứ gợi lên đó là đồ mới. Ngoại trừ chiếc muỗng trúc Shaku và tấm khăn lau Chakin, cả hai đều trắng sạch và mới tinh. Dù Trà Thất và Trà Cụ có phai màu đến đâu, tất cả đều tuyệt đối sạch sẽ. Không thể tìm thất chụt bụi nào, nếu có thì chủ nhân không phải Trà Nhân.

CẢM THỤ NGHỆ THUẬT

Tác giả viết nhiều về tầm quan trọng của một tác phẩm nghệ thuật. Cũng như câu chuyện thú vị về Kobori Enshu khi được học trò ca ngợi khiếu thẩm mỹ tuyệt vời. Những món đồ ông sưu tầm không ai là không khâm phục, hơn hẳng Rikyu. Enshu đã buồn bã trả lời “điều này chỉ nói lên rằng ta thật tầm thường. Ngài Rikyu đã dám yêu thích những tác phẩm chỉ hấp dẫn ông ấy, trong khi ta lại vô thức chạy theo thị hiếu của số đông. Quả thực trong một nghìn trà nhân mới có một Rikyu”.

HOA

Những nghệ nhân Trà luôn có sự tôn kính mangtisnh tôn giáo dành cho Hoà. Họ cẩn thận chọn từng cành hay nhánh nhỏ theo kết cấu nghệ thuật hình dung trong đầu. Hổ thẹn khi cắt nhiều hơn mức cần thiết. Luôn kết hợp lá và hoa để thể hiện toàn bộ vẻ đẹp của đời sống thực vật.

Khi sửa soạn xong một bình hoa theo ý thích. Trà nhân đặt nó vào Tokonoma, sẽ không có bất cứ thứ gì được đặt cạnh. Trừ khi có lý do mỹ học đặc biệt. Nghệ thuật cắm hoa xuất hiên đồng thời với Trà Đạo từ thế kỷ XV. Truyền thuyết cho rằng người cắm hoa đầu tiên là các vị Thánh Tăng Phật Giáo. Họ thu thập hoa bị gió bão rải rác và đặt vào thùng nước với lòng quan tâm vô hạn đối với mọi sinh linh.

TRÀ NHÂN

Trà Nhân Và Thiền

Tất cả những Trà Nhân vĩ đại của Nhật Bản đều học Thiền và đưa tinh thần Thiền vào đời sống thực tế. Như vậy trong Trà Đạo sẽ phản chiếu nhiều giáo lý Thiền. Như phòng Trà Chính rộng chín mét vuông. Được xác định theo một đoạn văn trong Kinh Duy Ma.

Tu sĩ Thiền Tông thường uống Trà bằn một chiếc bát trước thánh tượng Bồ Đề Đạt Ma. Bệ thờ của gian thờ Thiền Tông là hình mẫu Tokonoma góc hơi thụt vào trong và cao hơn so với căn phòng. Vị trí danh dự trong phòng, nơi đặt tranh và hoa để khai trí cho khách.

Quan Điểm Nghệ Thuật

Trong nghệ thuật, hiện tại là vĩnh cửu. Một trong những điều kiện thiết yếu của Trà Nhân là biết quét, lau, rửa vì lau và làm sạch bụi cũng là nghệ thuật. Trà nhân điều chỉnh cuộc sống hàng ngày bằng những tiêu chuẩn cao về sự tinh tế. Luôn giữ tâm thanh tịnh và việc đàm đạo được sắp xếp để không phá vỡ sự hài hoà xung quanh.

Từ trang phục, tư thế, cách đi đứng đều thể hiện tính thẩm mỹ. Họ quan niệm một người chưa thể tự làm đẹp cho mình thì không có quyền tiếp cận cái đẹp. Chính vì vậy họ đã đem đến sự đóng góp đa dạng cải cách hoàn toàn kiến trúc cổ điển, trang trí nội thất và tạo ra phong cách mới. Thiết kế những khu vườn nổi tiếng. Đồ gốm được thổi hồn để có chất lượng tuyệt hảo. Nhiều loại vải dệt được mang tên các Trà nhân. Ngoài ra còn có hội hoạ, sơn mài và nhiều điều khác.

TỔNG KẾT

Để nhận xét thì nội dung cuốn sách không thực sự hay. Thông tin trong sách có thể tìm được ở những nơi khác. Không có gì đó đặc biệt. Vì thói quen đọc sách phải đọc đến trang cuối cùng nên Na đã cố gắng đọc hết cuốn sách này. Cảm xúc để nhận xét cũng không có.

Do bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng xã hội. Nên những quan điểm của tác giả sẽ mang tính tự tôn dân tộc và có phần mỉa mai ngấm ngầm. Có thể gây khó chịu đối với một số người.

Với những ai mới tìm hiểu hoặc quan điểm cá nhân khác Na thì vẫn có thể phù hợp. Vì kết cấu quyển sách cũng có thứ tự rõ ràng. Nếu có một lời khuyên thì Na khuyến nghị những ai muốn mua nên ra nhà sách đọc thử trước. Văn phong phù hợp hãy lựa chọn.

LƯU Ý

Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.

Mỗi cuốn sách đều có giá trị của riêng mình. Mỗi người đọc sẽ có một cảm nhận khác nhau. Nếu có thể bạn hãy mua sách để ủng hộ tác giả.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài review sách khác tại: https://tranlyna.com/review-sach/

Hoặc các bài viết thuộc chủ đề khác tại blog.

Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com.

 

 

Để lại một bình luận