Văn Minh Trà Việt là cuốn sách được viết từ những trăn trở của tác giả.
Trên thế giới hiện nay, đa phần mọi người sẽ cho rằng Trà xuất phát từ Trung Quốc. Chính vì vậy trong cuốn sách, tác giả nêu ra nhiều dẫn chứng, giả thuyết làm sáng tỏ nguồn gốc của Trà Việt.
NHỮNG HIỂU LẦM LỚN CỦA TRÀ
HIỀU LẦM TỪ TÊN GỌI
Vào thế kỷ XVII nhà vạn vật học người Đức Engelbert Kampfer đã đặt tên Thea Sinensis cho Trà. Với Sinensis nghĩa là Trung Quốc. Thea là cách viết chữ Thee của hà Lan theo kiểu La Tinh, là phiên âm chữ Trà. Ngoài ra chữ Thea tiếng La Tinh lại do chữ Oea của Hy Lạp mà có. Từ này là nữ tiên thần, cho nên Thea Sinensis còn bao hàm ý chỉ tiên thảo Trung Hoa.
Nguồn gốc này bị ảnh hưởng bởi những chuyện nghe được. không qua kiểm chứng của các nhà thám hiểm, truyền giáo Châu Âu khi tới Trung Quốc. Tác giả cho rằng chính bởi vì truyền thông hạn chế. Phương tiện khoa học để khảo nghiệm tính chính xác, còn nghèo nàn, bất khả thi… Nên sự bất cẩn đó đã làm ra sai lệch tai hại đến ngày nay với một cái tên ngộ nhận.
HIỂU LẦM VỀ NGUỒN GỐC TRÀ
Vào thế kỷ XIX các giải học giả phương Tây phát hiện cây Trà thân gỗ lớn vùng Assam Ấn Độ năm 1883. Từ đó đưa ra giả thuyết Ấn Độ là vùng Trà nguyên sản của thế giới. Sau đó các học giả phụ hoạ theo và đưa tới kết luận: giống Trà Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay được nhập từ Ấn Độ.
NHỮNG NHẬN ĐỊNH KHÁC BIỆT
1933 giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg – Java. Ông J.J.Bdeuss người Hà Lan từng cố vấn cho các công ty chè Đông Dương khảo sát ở Hà Giang đã nhận xét: “Những nơi người ta tìm thấy chè bao giờ cũng ở bên các con sống như Dương Tử, Sông Sa Giang (tên gọi sông Mê Koong đoạn ở Tây Tạng). Mê Kông ở vùng Miến Điện, Thái Lan, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ. Tuy nhiên các con sông đó bắt nguồn từ Tây Tạng, nên cây chè có nguồn gốc từ dãy núi phía Đông cao nguyên Tây Tạng (Thổ Phồn xưa) và phát tán đi.
1974 Chuyên gia Hà Lan của tổ chức nông lâm quốc tế FAO. Ông J.Werkhoven đã tổng kết: “…Cây Trà xuất phát từ một vùng sinh thái hình rẻ quạt, giữa các đồi Naga, Manipuri, Lushai dọc theo đường biên giới giữa Assam và Miến Điện phía Tây, ngang qua Trung Quốc phía Đông và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Miến Điện và Thái Lan vào Việt Nam.”
THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA TRÀ
Viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xô K.M.Djemukhatze đã hoàn tất công trình chuyên khảo về cây chè. Công bố tại hội nghị thực vật học toàn cầu lần thứ 12 tại Moscow 1974. Chỉ ra chứng cứ vùng nguyên sản chè củ nhân loại dựa trên thuyết tiến hoá vạn vật do Darwin phát triển.
Dựa trên sự hình thành và thích luỹ Casterin trên hàng loạt mẫu Trà cổ thụ từ Tứ Xuyên, Vân Nam, Ấn Độ và các vùng Trà Việt Nam. Kết quả nhận định Cây Trà vùng Vân Nam là loại hình tiến hoá sau của cây Trà Việt Nam. Từ đó kết luận Việt Nam là cái nôi đầu tiên của cây trà thế giới và đề xuất tên khoa học mới cho cây Trà Thea Wetnamica thay cho tên khoa học Thea Sinensis đã tồn tại một cách lầm lẫn, sai lệch suốt hơn hai thế kỷ nay.
BIÊN NIÊN SỬ TRÀ VIỆT
3.118 TCN Thần Nông – Viêm Đế là Thuỷ Tổ dân Bách Việt và tộc Lạc Việt. Được coi là người Việt đầu tiên phát hiện ra cây Trà và dùng cho nhân loại.
1960 phát hiện hạt chè có niên đại 13.200 năm tuổi ở Thanh Hoá.
Di chỉ Bán Pha (5.600 – 6.700 TCN) vùng đất Việt Cổ, chiếc bình cổ có cặn Trà và bản khắc minh văn nói về dùng Trà chữa bệnh của dân Bách Việt.
Cùng rất nhiều di tích khảo cổ, truyền thuyết, văn hoá của các dân tộc lưu truyền trong dòng chảy lịch sử đến ngày nay. Trong sách, tác giả có nêu rõ, các bạn nên tự đọc để có thêm thông tin.
NGHỆ THUẬT THƯỞNG THỨC TRÀ VIỆT
Là quê hương, cái nôi của cây Trà tuy nhiên sở hữu vùng nguyên sản Trà phong phú mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để nói về văn hoá Trà thực thụ. Để tạo dựng hình ảnh nền văn hoá Trà của một quốc gia cần nhiều yếu tố hội tụ:
Triết lý uống trà, lịch sử phát triển, nguồn nguyên liệu, nghệ thuật chế tác trà cụ, trà nghiệp,… May mắn và Trà Việt hội tụ khá hoàn hảo những yếu tố đó theo dòng chảy suốt lịch sử hơn 5000 năm. Nghệ thuật thưởng Trà Việt xuất phát từ cội nguồn dân dã, hình thành hai phong cách ẩm trà: Nghệ thuật thưởng Trà dân gian. Nghệ thuật thưởng Trà cung đình.
NGHỆ THUẬT UỐNG CHÈ DÂN GIAN
Trước khi dòng Trà cung đình Việt nam xuất hiện, dòng Trà dân gian đã lan toả khắp cộng đồng. Dù chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện.
Cách Hãm/ Ủ Chè Tươi
Lá chè được rửa sạch, để ráo nước, vò sơ, đổ nước sôi làm lông chè, rót bỏ đi. Cho nước mới đầy nồi, đậy kín nắp âu, ấp kín. Ủ trong thùng gỗ vuông, giỏ đang bằng mây tre, nhồi rơm chèn quanh để luôn nóng. Hoặc cho chè vào ấm tích sứ, ủ trong giành tích nhồi bông rót nước sôi ủ trong giỏ. Chè tươi hãm xanh, đậm, ngọt, để lâu không đỏ nước.
Cách Nấu Chè Tươi
Lá chè hái xuống rửa sạch, lá để nguyên. Nếu vò sẽ làm lá có vị đắng. Đun nước sôi già, bỏ lá vào vài phút bắc xuống đổ vào một bát nước mưa hoặc nước sôi để nguội. Đưa ấm vào ủ cho lá chè chín kĩ, nước sánh không nồng.
Những vùng khác nhau thì cách nấu chè tươi cũng khác nhau như Nghệ An, Hội An, xứ Truồi – Huế, đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ.
Hơn 800 trang sách sẽ chứa rất nhiều thông tin từ nguồn gốc, phân loại Trà, Trà cụ, văn hoá, nghệ thuật thưởng Trà… Nếu bạn yêu thích tìm hiểu thông tin về Trà thì quyển sách này nên có mặt trong tủ sách nhà bạn. Tuy còn giới hạn bởi cách hệ thống và thông tin nhưng cũng đã đầy đủ so với một số sách về Trà trên thị trường hiện này.
LƯU Ý
Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.
Mỗi cuốn sách đều có giá trị của riêng mình. Mỗi người đọc sẽ có một cảm nhận khác nhau. Nếu có thể bạn hãy mua sách để ủng hộ tác giả.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài review sách khác tại: https://tranlyna.com/review-sach/
Hoặc các bài viết thuộc chủ đề khác tại blog.
Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: http://canva.com.