Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Cứ mỗi lần buồn ngủ là nhận câu hỏi, hình như không thể tập ngủ sớm dịp cuối tuần. Sao cô lại tin Phong Thuỷ, Tâm Linh, Tôn Giáo. Nếu Phong Thuỷ là khoa học thì Tâm Linh, Tôn Giáo là gì. Cô thấy việc cúng hoa, đèn, trái cây, quỳ lạy để được tốt đẹp, phước đức không mê tín à. Sao Cô chỉ cho thân chủ của mình làm.
Nói về những thắc mắc ở trên, tôi không thấy nó mê tín, chỉ thấy hay, đẹp, đúng đắn và lợi ích. Để biết hành động đó lợi hay hại, thì ngoài việc nhìn vào động cơ của người làm theo góc nhìn của bản thân, cần phải nghĩ sâu một chút.
Nhân quả là một quá trình phức tạp, không phải chỉ là lớp dầu nổi lên trên mặt nước.
DÂNG HOA, CÚNG ĐÈN, DẦU, NHANG
CÓ MÊ TÍN HAY KHÔNG?
Khi yêu quý ai đó, có phải bạn sẽ thể hiện tấm lòng của bạn bằng những lời khen, món quà,…
Vậy đối với một bậc bề trên tôn quý, bạn dùng những lời tán tụng, những bông hoa đẹp, những ngọn đèn sáng,… những hành động thể hiện sự chân thành của bản thân thì có gì sai?
Khi bạn biết cho đi là khi tâm bố thí, từ bi của bạn được khai mở. Khi bạn biết trao tặng, tán tụng là khi bạn dẹp được sân hận, ganh tị với người hơn mình. Đó không phải là việc tập thực hành những thói quen tốt hay sao.
Người xưa tinh tế trong hành động như thế đấy. Chính vì tôn kính, nên mới dùng những điều tốt đẹp để thể hiện. Chỉ tiếc là người thời nay chỉ nhìn vào bề nổi mà quy chụp. Một phần cũng do cách truyền giảng. Dâng hoa để đời sau đẹp, cúng đèn, dầu để thông minh, cúng giường để giàu có. Việc quy đổi này gây phản cảm với một số người có tư duy tiêu cực. Nhưng nghĩ lại, với những cá nhân chỉ nghĩ cho bản thân hoặc những người bận rộn. Nói như thế nào để họ có thể làm những việc này nếu không tập trung vào lợi ích.
CÚI LẠY PHẬT CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
CÓ PHI LÝ HAY KHÔNG?
Có những người trời sinh cao ngạo, bảo họ cầu xin, nghiêng mình trước người khác có dễ không.
Nhưng nếu nói họ đến nhà thờ để cầu nguyện với Đức Chúa, đến chùa để lạy Phật họ có thể làm.
Có những điều tốt đẹp để hình thành thì cần tạo thành thói quen trước.
Bình thường bạn tập thể dục với tần suất như thế nào, nếu bạn là một gymer thì người thân của bạn có phải không.
Với mỗi người thì cần cách độ khác nhau. Người siêng vận động thì sẽ thành tín đồ của thể thao.
Vậy với những người tín tâm, làm sao để họ vận động mà không kêu than. Đó chính là Bái Lạy, Kinh Hành…
Có đôi khi đưa ra một phương pháp để hình thành thói quen tốt hơn là giải thích và thuyết phục.
Ai cũng biết đi bộ có vô vàn lợi ích. Vậy việc đi bộ trên máy chạy bộ, đeo tai nghe làm giảm thính lực, cúi mặt xuống điện thoại làm rút phần cơ cổ tốt không. Hay nên đi Kinh Hành trong lúc thân tâm an lạc, điều nào tốt cho sức khoẻ hơn. Có đôi khi, việc bạn làm không tốt như bạn nghĩ đâu.
NIỀM TIN CỦA BẠN THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
Lạy Phật trăm cái, công đức vô lượng. Bạn cho rằng mê tín, tôi lại rất thích.
Khi bạn quỳ, là lúc bạn cởi bỏ cái tôi, sự cao ngạo để hạ mình kính lễ. Dần dần cái tôi của bạn sẽ nhỏ lại.
Một ngày chúng ta khiến bản thân mệt mỏi với bao nhiêu suy nghĩ. Khi thành tâm quỳ lạy, tâm trí của bạn sẽ có những giây phút trút bỏ được sợi dây tham sân si phiền nhiễu.
Bạn có để ý từ thế quỳ lạy rất giống tư thế đứa bé trong yoga. Trong lúc lạy Phật bạn đã tự nuôi dưỡng cả Thân Tâm của mình luôn rồi.
Như vậy ngày qua ngày tâm bình lặng, ít nghĩ điều xấu, nói lời xấu, làm việc xấu. Không phải là tự bản thân đang tu tập, tự bản thân tích thiện, tăng phước hay sao.
Kết quả chính là sau này dù gặp chuyện gì cũng sẽ thấy mình là người may mắn, lòng nhẹ nhõm tự nhiên vui.
Phật không bắt buộc bạn phải làm thế này hay thế khác. Các nghi thức người xưa đưa ra không phải để bạn u mê, tôn thờ một vị giáo chủ nào đó. Đó chỉ là một cách khác để độ nhân, từ thân đến tâm mà thôi.
CÓ MÊ, CÓ TÍN NHƯNG ĐỪNG NÊN MÊ TÍN
Không phải dâng hoa, thắp đèn, lạy phật, đọc kinh khiến bạn thay đổi hay sao?
Vậy điểm mê tín ở đây là gì?
Chỉ là lòng bạn chưa mở vì định kiến của bản thân hoặc vì duyên chưa đủ mà thôi.
Trong kinh thánh cũng có câu, phước cho ai không thấy mà tin.
Khi làm chuyện gì, bạn nên suy nghĩ. Việc mình làm có xấu cho mình không, có xấu cho người không. Nếu không thì cứ làm thôi. Đúng sai cũng chỉ là một loại khái niệm. Đời sống cơ bản là phải thực hành.
Chính vì những lý do trên tôi vẫn luôn thích đi đền, chùa, bái lạy, đọc kinh và hướng dẫn cho những thân chủ của tôi như vậy.
LƯU Ý
Đăng lại bài viết từ Face Book cá nhân ngày 19/03/2021.
Bạn có thể chia sẻ thông tin lên các trang cá nhân. Nhưng mọi hình thức đăng tải lại trên 25% nội dung bài viết. Không trích dẫn rõ ràng Link, Blog, tên tác giả là không được phép.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chủ đề: https://tranlyna.com/hoi-dap-lyna/
Hình ảnh của bài viết được sử dụng từ: https://www.canva.com/